Ngải cứu – một loại cây gia vị quen thuộc được dùng nhiều trong các món ăn của người Việt, còn có công dụng chữa bệnh đặc biệt hiệu quả với các bệnh xương khớp, an thần, giảm đau…. Ngải cứu có vị cạy, tính hơi ôn, là một một cây dễ tìm và rẻ tiền. Vậy chữa bệnh bằng ngải cứu như thế nào?
Xem thêm:
- Mối nguy hại khi phụ nữ mắc bệnh trĩ
- Điều trị bệnh trĩ bằng đông y
- Chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ
NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA BỆNH BẰNG NGẢI CỨU
Ngải cứu chữa rối loạn kinh nguyệt
Dùng 10g ngải cứu khô sắc với nước hoặc hãm với nước sôi uống như trà, dùng 3 lần/ ngày. Có thể chữa chứng rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh.
Ngải cứu dùng an thai
Nếu bị đau bụng, ra máu trong khi mang thai có thể dùng : 15g ngải cứu, 15g lá tía tô và 600ml nước lã, đun cho tới khi còn khoảng 100-150ml, uống 3-4 lần/ ngày.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu bệnh viêm cổ tử cung ở nữ giới
Ngải cứu điều trị xương khớp
Chất tamin trong ngải cứu có tác dụng chống phù nề. Chất mineol làm giảm đau và mềm gân, chống quá trình xơ hóa. Thyon có tác dụng kích thích gân cơ, dây chằng, giúp hồi phục cử động sớm.
Ngải cứu an thần giảm đau
Ngải cứu khô khi hun khói sẽ tiết ra chất histamin và acetylcholin là chất thường dùng trong các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, an thần. Tinh dầu ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn với phế cầu, trực khuẩn lao và một số vi khuẩn khác.
Ngải cứu tốt cho dạ dày và tiêu hóa
Các chất đắng và tinh dầu ngải cứu có thể trở thành chất chống viêm loét dạ dạy hiệu quả, giúp nhuận tràng và lợi tiểu. Ngoài ra uống nước ép từ lá ngải cứu sẽ giúp loại bỏ giun trong đường ruột.
Ngoài ra, ngải cứu có thể kích thích, tăng cường cơ bắp và sức đề kháng cho cơ thể. Uống trả ngải cứu thường xuyên còn có tác dụng lưu thông mạc, giảm viêm sưng, chống được nhiều bệnh tật.
>>> Xem thêm: Triệu chứng và cách điều trị viêm vùng chậu
MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG NGẢI CỨU
Ngải cứu tuy có nhiều công dụng chữa bệnh, nhưng nếu dùng ngải cứu trong thời gian dài, hoặc quá liều có thể gây ngộ độc. Biểu hiện ngộ độc ngải cứu là miệng và họng bị kích thích nhẹ, cảm giác họng bị khô, khát. Xuất hiện cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị, đau bụng, lợm giọng, buồn nôn, dạ dày và ruột bị viêm cấp tính. Độc tính của ngải cứu tác động rõ nhất đối với thần kinh trung ương khiến cho bệnh nhân lên cơn co giật.
KHUYẾN CÁO
- Người bị rối loạn đường ruột cấp tính và phụ nữ mang thai không nên dùng ngải cứu.
- Không nên dùng ngải cứu trong thời gian dài vì nó có thể gây rối loạn thần kinh và tiêu hóa.
- Dùng ngải cứu quá mức có thể gây nhức đầu và viêm niêm mạc dạ dày.
- Người cao huyết áp và có nội nhiệt không nên dùng ngải cứu.