Những bài thuốc quý từ rễ cỏ tranh là gì? Trong những ngày hè nóng bức, một cốc sâm mát lạnh sẽ làm chúng ta cảm thấy mát tận ruột gan. Nhưng mấy ai biết, một trong những nguyên liệu tạo ra ly sâm đó chính là rễ cỏ tranh, một loại cỏ dại mà nó vẫn được xem là kẻ thù của nhà nông. Chưa hết, công dụng của rễ cỏ tranh không chỉ dừng lại ở cốc nước sâm giải nhiệt.
Xem thêm:
- Phân biệt ung thư trực tràng và bệnh trĩ
- Bệnh trĩ có dẫn tới ung thư không?
- Thuốc dân gian điều trị bệnh trĩ tại nhà
CỎ TRANH THẾ NÀO MÀ TÁC DỤNG NHIỀU VẬY
Rễ cỏ tranh có nhiều đốt như đốt mía và có vị ngọt, có màu từ trắng ngà đến vàng nhạt. Xung quanh có các lá vẩy và rễ con. Trong rễ cỏ tranh có 18% là đường (cả gloucose và fructose), đó là lý do vị loại cây này có vị ngọt. Ngoài ra còn có các loại acid citric, malic, tartatric, oxalic, triterpene methylethers, arundoin và cylindrin.
Khi dùng làm thuốc, chỉ lấy phần rễ nằm dưới mặt đát, bổ sạch bẹ, lá, rễ con. Đông y gọi rễ cỏ tranh là mao căn. Từ rễ cỏ tranh nguyên bản, tùy theo cách bào chế và mục đích chữa bệnh, vị thuốc này có thêm những tên gọi khác nhau. Rễ cỏ tranh rửa sạch, đem thái nhỏ thì gọi là sinh mao căn. Rễ cỏ tranh tẩm nước cho mềm rồi cắt thành đoạn, phơi khô, sàng bỏ chất vụ thì được gọi là bạch mao căn. Bạch mao căn cho vào nồi sao cho đến khi chuyển sang màu đen, đem phơi khô thì được mao căn thán.
MỘT SỐ CÔNG DỤNG CỦA RỄ CỎ TRANH
Viêm thận cấp
Một tác dụng được nhiều người nhắc đến nhất ở loại thảo dược này là hỗ trợ điều trị viêm thận cấp. Sắc 200g bạch mao căn với 500ml nước, đun nhỏ lửa, đến khi còn lại 100-150ml thì dùng được, chia thành 2-3 lần uống, dùng hết trong ngày. Uống liên tục trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả khá rõ rệt.
Bạn cũng có thể dùng sinh mao căn kết hợp với mã đề, kim ngân hoa, cam thảo nam, kim anh tử, đậu đen, hoàng đằng, kinh giới, cỏ mần trầu để cho hiệu quả tốt hơn. Các loại trên mỗi vị 10g, đổ vào 3 bát nước, sắc còn khoảng 1 bát, uống sau bữa ăn, dùng hết trong ngày. Uống liên tục trong 15 ngày.
Gan yếu
Những người gan yếu do hút thuốc, uống rượu bia nhiều hoặc rắc rối về chức năng gan. Có thể dùng các bài thuốc từ rễ cỏ tranh để thanh lọc, giải độc, làm mát gan.
Bạn có thể dùng rễ cỏ tranh để nấu nước uống theo cách sau: Lấy 200g sinh mao căn sắc với 700ml nước, đun to lửa, khi nước sôi thì giảm nhỏ lửa đun tiếp 7-10 phút, lọc lấy nước, uống thay chè, dùng trong ngày. Uống liên tiếp 10-15 ngày. Bạn có thể nghỉ một thời gian rồi uống lặp lại 10-15 ngày nữa.
Chảy máu cam
Dùng 36g bạch mao căn, 18g chi tử sắc với 400ml nước, đến khi còn 100ml, uống nóng sau ăn hoặc trước khi ngủ. Nếu dùng sinh mao căn thì cần dùng 80g, sắc nước uống hàng ngày, uống khi nguội sau bữa ăn, kéo dài 7-10 ngày.
Hen suyễn
Sắc 20g sinh mao căn, uống sau khi ăn tối khi thuốc còn ấm, dùng trong 8 ngày.
Lợi tiểu
Bạch mao căn 30g, râu ngô 40g, xa tiền tử 25g, hoa cúc 5g, tất cả trộn đều. Mỗi lần lấy 50g hãm với 0,75ml nước sôi, uống trong ngày; dùng trong 10 ngày. Bạn cũng có thể dùng 50g sinh mao căn, 15g lá sen cạn, 10g râu ngô, 10g rau má, 8g rau diếp cá. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần, dùng 3-5 ngày.
Tiểu ra máu (do nhiễm trùng đường tiết niệu)
Dùng mao căn thán, gừng (đã sao cháy) sắc với 400ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng trong 7-10 ngày.
Xem thêm:
- Viêm đường tiết niệu ở nam và nữ giới
- Viêm bao quy đầu ở nam giới và trẻ nhỏ
- Những đường lây truyền bệnh lý sùi mào gà
MỘT SỐ BÀI THUỐC QUÝ KHÁC
Mát gan, lợi thận: Theo đông y, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt, giải khát rất tốt. Nó còn giúp tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế vị nhiệt. Chủ trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu.
Đông máu nhanh: Theo y học hiện đại, rễ cỏ tranh có tác dụng đông máu nhanh. Bột mao căn làm rút ngắn thời gian hồi phục calci của huyết tương ở thỏ thực nghiệm.
Kiết lỵ: Ngoài ra thuốc sắc từ rễ cỏ tranh còn có tác dụng ức chế vi khuẩn. Cụ thể là khuẩn Flexner và Sonnei gây ra bệnh kiết lỵ ở người.