Dân gian có câu nói khá hình tượng “Thập nhân, cửu trĩ” (10 người thì hết 9 người bị bệnh). Thực tế chưa có thống kê chính xác về số lượng người mắc bệnh trĩ. Tuy vậy, cũng không nhiều đến mức 90% người mắc bệnh như lời đồn đại. Nhưng thực sự đây là một bệnh rất phổ biến hiện nay.
Bệnh trĩ gây khó chịu cũng do ta “rước” bệnh về bằng lối sống thiếu khoa học. Muốn “tiễn” bệnh đi thì cũng phải có lối sống một cách khoa học.
1.Khi nào chúng ta nghi ngờ mình mắc bệnh trĩ?
Chảy máu là dấu hiệu thường xuất hiện khi bạn đi đại tiện. Do lượng máu và hình thức ra máu của mỗi người khác nhau. Có người phát hiện vì thấy vài giọt dính trên giấy vệ sinh hoặc chảy thành tia nơi bồn cầu.
Sau chảy máu, các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Ban đầu, khi đi đại tiện sẽ xuất hiện các búi trĩ có kích thước nhỏ lòi ra bên ngoài nhưng nhanh chóng thu về vị trí cũ sau khi đại tiện. Tuy nhiên, càng về sau bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn giai đoạn đầu. Đến mức nhiều người phải dùng tay nhét búi trĩ đó vào bên trong. Đến giai đoạn nặng có thể gây sưng nề, đau, rỉ nhớt, ngứa vùng hậu môn,…
2. Nguyên nhân bệnh trĩ “ghé thăm”
Đến thời điểm hiện tại, nguồn gốc của bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn. Y học đã chỉ ra các yếu tố thuận lợi để bệnh phát triển: tình trạng táo bón, tiêu chảy kéo dài, lối sống ì ạch, ngồi lâu, áp lực ổ bụng tăng (ví dụ như viêm phế quản, ho nhiều,…) tệ nhất là xuất hiện do khối u.
Khác với những bệnh khác là khi bệnh xuất hiện buộc phải can thiệp bằng các biện pháp y tế. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân chỉ cần điều chỉnh lối sống sinh hoạt và dinh dưỡng thì mọi chuyện sẽ ổn.
Những việc cần làm ngay khi bị trĩ: đối với nhân viên văn phòng thì không ngồi lâu quá 2 tiếng liên tục, tài xế đi đường dài thì nên dừng xe uống nước và đi loanh quanh vài bước tầm 5 phút là ổn.
Người bị bệnh nên tránh các chất kích thích như cà phê, trà, rượu. Hạn chế ăn các đồ cay nóng, nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ,….Cuối cùng yếu tố quyết định chính là uống đủ nước để đáp ứng nhu cầu của cơ thể mỗi ngày.
3. Điều trị bệnh trĩ có 2 hướng: Nội khoa và Phẫu thuật
Dựa vào giải phẫu, bệnh trĩ được chia thành 2 loại: Trĩ nội và trĩ ngoại. Việc phân loại ” trĩ nội” hay “trĩ ngoại” phụ thuộc vào yếu tố “cơ thắt hậu môn”. Trĩ nội xuất hiện phía trên cơ thắt hậu môn, là loại trĩ thường gặp. Trĩ ngoại là những búi trĩ xuất hiện phía dưới cơ thắt hậu môn.
a. Nội khoa
Rửa và ngâm hậu môn bằng nước ấm sạch (mỗi lần 10-15 phút). Bác sĩ sẽ cho các bệnh nhân uống thuốc. Dù áp dụng phương pháp điều trị Đông y hay Tây y thì đều hướng tới mục đích làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch… Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc dùng khi chưa đi khám.
b. Phẫu thuật
Tùy mức độ phát triển của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp khác nhau. Tất nhiên, động chạm dao kéo là bất đắc dĩ khi các phương pháp khác không hiệu quả, bởi vì phẫu thuật can thiệp vào giải phẫu học và sinh lý học bình thường, đồng nghĩa với việc khả năng tai biến xảy ra là hoàn toàn có thể.
Phòng phẫu thuật với trang thiết bị hiện đại
Bệnh nhân mắc bệnh tuyệt đối không được đến các cơ sở nhỏ lẻ, mất vệ sinh để cắt trĩ kiểu gia truyền, dân gian bởi trĩ có thể là bệnh nhưng cũng có thể là triệu chứng của một bệnh khác. Phương pháp phẫu thuật chỉ được áp dụng với bệnh trĩ. Còn nếu là triệu chứng của bệnh khác, thì tuyệt đối đừng đùa, nếu không cẩn thận có thể nguy hiểm tới tính mạng. Phòng khám đa khoa Gia Phước số 57 Hùng Vương, P. Thới Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Phòng khám làm việc tất cả các ngày trong tuần từ 7h30 sáng đến 20h00.