Bên cạnh sự phát triển của nền y học hiện đại ngày nay thì tỉ lệ mắc các bệnh xã hội cũng không ngừng gia tăng. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, không phân biệt giới tính. Trong đó sùi mào gà là căn bệnh phổ biến và khả năng lây lan nhanh nhất hiện nay. Bệnh có đường lây truyền rất đa dạng, cho nên bất kỳ đối tượng nào khi tiếp xúc với người mang mầm bệnh sùi mào gà đều có thể bị lây nhiễm. Sùi mào gà là bệnh gì? có nguy hiểm hay không? Có điều trị được không? Các bác sĩ tại Đa khoa Cần Thơ xin chia sẻ cùng các bạn những thông tin liên quan đến bệnh nhằm giúp cho các bạn có thêm kiến thức và hiểu hơn về tác hại của căn bệnh này.
Sùi Mào Gà Là Gì?
Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội có mức độ lây truyền nhanh nhất và có đường lây nhiễm rất đa dạng, bệnh có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Sùi mào gà lây nhiễm phổ biến nhất qua quan hệ tình dục không an toàn ở cả nam và nữ. Bệnh không chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục mà còn có thể xuất hiện ở các bộ phận khác trên cơ thể như: miệng, tay, chân, mắt, hậu môn,… Đa số các tuýp của virus sùi mào gà không gây đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng trong đó có 2 tuýp 16 và 18 phổ biến nhất ở nước ta có khả năng gây biến chứng ung thư ở cả nam và nữ.
Nguyên Nhân Lây Nhiễm Sùi Mào Gà
- Lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hay khi sinh
- Lây nhiễm qua niêm mạc vết thương hở khi tiếp xúc với người mang mầm bệnh
- Qua con đường quan hệ tình dục không an toàn
- Sử dụng chung dụng cụ sinh hoạt cá nhân
- Bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu
Dấu Hiệu Nhận Biết Khi Mắc Sùi Mào Gà
Sùi Mào Gà có thời gian ủ bệnh từ 2-9 tháng. Trong thời gian ủ bệnh thì người bệnh hầu như không có triệu chứng nào nên việc phát hiện bệnh à phòng ngừa lây nhiễm rất khó.
Sau thời gian ủ bệnh thì cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những nốt sùi mào gà nhỏ, nhô cao và mềm. Như những nhú gai với đường kính từ 1-2mm. Những nốt sùi này thường có hình đĩa bẹt hoặc có thể là hình tròn nhỏ. Bề mặt tổn thương khô, ráp thường khiến cho người bệnh thấy khó chịu.
Sùi mào gà ở giai đoạn đầu thường là những nốt nhỏ, bề mặt xù xì, không gây đau đớn. Có nhiều màu sắc tùy cơ địa mỗi người sẽ biểu hiện khác nhau: trắng, hồng, đỏ hoặc cũng có thể hơi nâu.
Đến giai đoạn phát triển các nốt sùi to lên, có thể liên kết thành mảng. Lúc này khi ấn vào sẽ thấy mủ có mùi hôi khó chịu và kèm theo cảm giác đau đớn.
Đối với nam giới:
Đầu tiên sẽ xuất hiện các nốt nhỏ, u nhú mềm, có đầu nhọn dần phát triển to hơn. Các nốt sùi thường xuất hiện quang rãnh bao quy đầu, bao quy đầu, bìu, dương vật, dây hãm. Ngoài các vị trí đó các nốt sùi có thể mọc ở miệng, hậu môn hay tay, chân.
Biểu hiện ở nữ giới:
Các nốt sùi sẽ xuất hiện ở mép hoặc bên trong âm đạo. Thậm chí có thể mọc bên trong tử cung, xung quanh hậu môn và cả ở miệng. Sùi mào gà mọc bên trong cổ tử cung thường có hình dạng như các mô biểu bì.
Khi va chạm trầy xước người bệnh thường bị ngứa, chảy máu và có mùi hôi khó chịu sau khi hình thành mụn cóc. Bệnh ở giai đoạn nhẹ thường không có biểu hiện ở niệu đạo. Nhưng đến giai đoạn phát triển các nốt sùi to lên người bệnh có thể đi tiểu ra máu hoặc bị tắc nếu các mụn cóc quá to.
SMG ở giai đoạn đầu không khó để nhận biết nhưng do lầm tưởng với một số bệnh viêm nhiễm thông tường nên các bạn rất dễ bỏ qua. Đến khi bệnh phát triển nặng thêm mới phát hiện và đến gặp bác sĩ để điều trị. Thì lúc đó việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn và tốn kém chi phí hơn. Vì vậy, chỉ cần thấy nghi ngờ hay có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, nhất là có quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh SMG. Các bạn nên đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.