Sau khi phá thai người bệnh sẽ thường trở nên yếu hơn do bị mất một lượng máu nhất định. Chính vì thế việc chăm sóc sức khỏe là điều cần thiết giúp các chị em tránh những nguy cơ về lâu dài. Dó đó, cơ thể cần được cung cấp protein, vitamin và đặc biệt là bổ sung sắt để phòng bệnh thiếu máu. Vậy, chăm sóc sau phá thai như thế nào? Dưới đây là vài lời khuyên của Bác Sĩ Chuyên Khoa dành cho các bạn nữ có thể tự chăm sóc sức khỏe của mình sau phá thai.
Tìm hiểu thêm:
- Phá thai ngoài tử cung bằng cách nào
- Viêm nhiễm phụ khoa do phá thai không đúng cách
- Tác dụng phụ của thuốc phá thai khẩn cấp
Những thay đổi của cơ thể sau khi phá thai
Xuất huyết nặng
Đây là một hiện tượng phổ biến. Thông thường chị em sẽ bị ra một lượng máu nâu. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp xuất huyết kéo dài đến 3 – 4 tuần. Nếu chị em nhận máu ra liên tục, phải thay băng thường xuyên. Đi kèm là cảm giác chóng mặt, không tỉnh táo, máu vón cục. Thì cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và xử lý kịp thời. Tránh biến chứng sốc mất máu nguy hiểm.
Cảm giác như đau bụng kinh
Sau khi phá thai, tử cung của chị em sẽ co lại do phần nhau và thai nhi đã được đưa ra ngoài. Khi đó chị em sẽ có cảm giác đau vùng bụng dưới tương tự như đau bụng kinh. Cảm giác đau sẽ có nhiều mức độ, thông thường là đau âm ỉ từng cơn. Tuy nhiên, nếu sau ngày thứ 3 hoặc 4 sau khi phá thai mà mức độ đau vẫn còn gia tăng không kiểm soát. Ngoài ra còn xuất hiện nhiều máu cục thì có thể là dấu hiệu của sót thai sau khi phá.
Dấu hiệu nhiễm trùng
Do tử cung vẫn mở nhẹ sau khi phá thai nên dẫn đến các nhiễm trùng nhẹ ở vùng chậu và hệ tiết niệu. Chị em cần tránh quan hệ tình dục, thụt rửa âm đạo… để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng diễn ra. Nếu thấy tình trạng nhiễm trùng gia tăng và kéo dài, chị em nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị phù hợp.
Nóng sốt
Do tình trạng nhiễm trùng nhẹ sau khi phá thai, nhiệt độ cơ thể chị em sẽ tăng và dẫn đến sốt. Nếu sốt quá cao, xuất hiện dịch âm đạo bất thường và cảm giác đau nặng ở vùng bụng dưới. Thì cần lưu ý theo dõi để ngăn ngừa biến chứng sốc nhiễm trùng.
Một số triệu chứng mang thai có thể vẫn kéo dài
Mặc dù thai nhi đã được lấy ra ngoài, nhưng các triệu chứng mang thai sẽ vẫn còn và giảm dần vài ngày sau đó. Các triệu chứng này bao gồm: buồn nôn, tiết dịch ở đầu vú, trướng bụng và mệt mỏi. Để tình trạng này được cải thiện nhanh, chị em có thể sử dụng các thực phẩm chức năng để tăng cường sức đề kháng và năng lượng cho cơ thể.
Trầm cảm
Dù có chủ ý hay không thì việc phá thai cũng ảnh hưởng phần nào đó đến tâm lý của chị em. Cảm giác lo âu và buồn rầu có thể dẫn đến trầm cảm. Lúc này, chị em cần được nghỉ ngơi thư giãn, bổ sung các chất dinh dưỡng để tinh thần được phục hồi tốt hơn.
Những Điều Cần Biết Sau Khi Phá Thai
Để đảm bảo sức khỏe sau phá thai bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi
- Nghỉ ngơi trong 2 tuần. Tránh làm việc nặng, đi lại gắng sức.
- Quan hệ vợ chồng cần kiêng cử 4 – 8 tuần sau phá thai.
- Sau khi phá thai 1 tuần phải kiêng các đồ ăn kích thích, cay nóng như: ớt, rượu bia, đồ chua, hạt tiêu, gừng… Cũng phải kiêng các loại đồ ăn có tính lạnh như: cua, ốc, tôm biển…
- Uống thuốc và tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Bổ sung sắt
Nên ăn nho, mía, rau dền, táo và bí đỏ để phòng tránh thiếu máu.
Bổ sung protein
Ăn các loại cá tươi, gà, trứng, gan động vật, sữa và hoa quả cho cơ thể mau hồi phục sau phá thai. Nguồn thực phẩm giàu vitamin E như dầu thực vật, hạt hướng dương, hạt dẻ, hạt điều… Các loại đậu, bắp, khoai lang, trái bơ, cà chua, rau lá màu xanh.
Không đi bơi ngay sau khi phá thai
Sau khi phá thai không nên đi bơi, vì điều này có thể gia tăng cơ hội bị nhiễm trùng. Do đó nếu bạn muốn đi bơi trở lại, tốt nhất là nên chờ đợi một vài tuần sau khi phá thai.
Giữ vệ sinh cơ thể
Nên chú ý rửa bằng nước ấm đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục. Phải thường xuyên đi khám phụ khoa theo định kỳ đảm bảo sức khỏe sau phá thai.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần
Các chị em cần giữ tinh thần thư giãn, thoải mái, tránh căng thẳng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Giải tỏa tâm lý: bạn có thể giải tỏa tâm lý bằng cách trò chuyện với một người mà bạn tin cậy hoặc người thân trong gia đình.
>>> Xem thêm: Kiêng gì sau khi phá thai
Thông tin vừa rồi là những chia sẻ của các Bác Sĩ chuyên Sản – Phụ Khoa kinh nghiệm lâu năm tại Phòng khám đa khoa Gia Phước. Hy vọng nó sẽ là nguồn kiến thức cần thiết, hữu ích. Giúp các chị em phụ nữ có thể tự bảo vệ sức khỏe của bản thân mình.