Thai ngoài tử cung là một hiện tượng bất thường bởi thai không phát triển trong tử cung mà lại ở bên ngoài tử cung. Mặc dù vậy, những tháng đầu khi có thai, tất cả các triệu chứng như mang thai đều xảy ra. Cũng chính vì thế có nhiều chị em bị thai ngoài tử cung nhưng không phát hiện kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tánh mạng. Vậy phá thai ngoài tử cung bằng cách nào? Có rất nhiều câu hỏi về việc phá thai ngoài tử cung từ các chị em. Chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc sau đây.
Xem thêm:
- Phá thai 3 tháng đầu bằng phương pháp hút chân không
- Phương pháp phá thai bằng thuốc
- Biến chứng nguy hiểm khi phá thai không an toàn
Những đối tượng dễ mắc thai ngoài tử cung
- Mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và bệnh lây truyền qua đường tình dục như: viêm vùng chậu, viêm màng dạ con, lậu, chlamydia, hoặc do nạo phá thai.
- Phụ nữ bị tắc, hẹp vòi trứng bẩm sinh, mắc các bệnh u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung… cũng là người dễ bị mang thai ngoài tử cung.
- Phụ nữ trên 35 tuổi mang thai cũng có nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung
- Những người đã từng được điều trị thai ngoài tử cung có nguy cơ cao bị lại trong các lần mang thai sau.
- Những người đã từng phẫu thuật, điều tri liên quan đến cơ quan sinh sản. Bao gồm cả thắt ống dẫn trứng, mở ống dẫn trứng, thậm chí phẫu thuật vùng xương chậu… đều có nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung.
- Những người từng sử dụng ma túy, nghiện thuốc lá, sống lâu dài trong môi trường có khói thuốc lá cũng rất dễ bị mang thai ngoài tử cung.
- Phụ nữ từng làm thụ tinh ống nghiệm cũng có nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung.
- Phụ nữ đặt vòng tránh thai cũng có thể gặp phải nguy cơ bị thai ngoài tử cung. Chính vì vậy, biện pháp tránh thai an toàn được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng là hãy sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày hoặc sử dụng bao cao su.
Thai ngoài nguy hiểm không?
Dấu hiệu khi mang thai ngoài tử cung
Khi bị thai ngoài tử cung, dấu hiệu điển hình để có thể nhận biết được là chảy máu âm đạo bất thường và đau bụng dưới một bên:
- Chảy máu âm đạo: Trong tháng đầu bị thai ngoài tử cung, chị em có ra một chút máu màu đen thẫm, máu ra ít nhưng ra nhiều ngày.
- Đau bụng dưới một bên: Một bên bụng dưới có cảm giác đau âm ỉ. Nếu có dung thuốc giảm đau, cơn đau cũng chỉ tạm thời mất đi, khi thuốc hết tác dụng cơn đau sẽ quay trở lại.
Phá thai ngoài tử cung như thế nào?
Hiện nay, căn cứ vào nhiều yếu tố như sức khỏe sản phụ, vị trí. Kích thước thai nhi mà thai phụ sẽ có cách phá thai ngoài tử cung an toàn.
-
Phương pháp nội khoa (dùng thuốc):
Áp dụng với thai nhỏ dưới 3cm và chưa có tim thai. Thông thường bác sĩ sẽ tiêm cho thai phụ một loại thuốc giúp làm tan khối thai. Sau đó tử cung sẽ co bóp để tống thai ra bên ngoài. Cách này được tiến hành không phải gây mê. Nên sẽ không có bất kỳ tổn thương nào cho thai phụ. Sau khi thực hiện, thai phụ sẽ được theo dõi sức khỏe và được ra về nếu đảm bảo không có biến chứng xảy ra.
- Phương pháp can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật)
Tiến hành khi thai to bằng phương pháp mổ hở hoặc mổ nội soi. Với kỹ thuật hiện đại sẽ giúp quá trình mổ diễn ra nhanh chóng, giảm đau đớn cho thai phụ. Thông thường các bác sĩ sẽ ưu tiên mổ nọi soi. Nhưng với các trường hợp thai to, bị vỡ ngay trong ổ bụng thì bắt buộc thực hiện mổ hở. Để tránh tình trạng chảy máu ồ ạt và nhiễm trùng, nguy hiểm đến tính mạng thai phụ.
Khi thấy có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ bị thai ngoài tử cung các chị em nên đi khám ngay. Tìm đến phòng khám chuyên khoa uy tín, chất lượng. Bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đảm bảo an toàn sức khỏe và việc sinh sản sau này.