Nhầm lẫn giữa trễ kinh và mang thai là tình trạng thường gặp ở chị em phụ nữ, bị chậm kinh do nhiều lý do: thay đổi nội tiết tố, căng thẳng, do bệnh lý phụ khoa nào đó khiến nhiều chị em lo lắng sợ mang thai ngoài ý muốn. Bài viết dưới đây giúp phụ nữ phân biệt dấu hiệu trễ kinh bình thường và trễ kinh do mang thai là như thế nào?
Trễ kinh là gì?
Trễ kinh là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bị chậm hơn so với bình thường. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài khoảng 28 ngày, nhưng có thể dao động từ 21 đến 35 ngày ở một số người. Trễ kinh xảy ra khi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 35 ngày. Nguyên nhân của trễ kinh có thể bao gồm:
- Căng thẳng: Áp lực công việc, học tập và cuộc sống có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Thay đổi cân nặng: Giảm hoặc tăng cân đột ngột có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
- Rối loạn nội tiết tố: Bệnh lý về tuyến giáp hoặc buồng trứng đa nang.
- Chế độ ăn uống: Thiếu dinh dưỡng hoặc ăn uống không khoa học.
- Tập thể dục quá mức: Các vận động viên hoặc người tập thể dục với cường độ cao.
>> Bị trễ kinh 1 tuần có đáng lo hay không?
Sự khác nhau giữa trễ kinh và mang thai bạn nữ nên biết
Mặc dù trễ kinh và mang thai đều có dấu hiệu là mất kinh, nhưng có một số điểm khác biệt quan trọng giúp bạn phân biệt:
1. Chảy máu:
Quan sát tình trạng ra máu âm đạo có thể phân biệt sự khác nhau giữa trễ kinh và mang thai:
- Mang thai: Tại âm đạo có thể chảy ra một ít máu, máu thường có màu nâu đậm hoặc màu hồng. Theo một số nghiên cứu cho thấy, hiện tượng này sẽ xảy ra từ 10 đến 14 ngày sau khi đã thụ thai và chỉ kéo dài trong tối đa 2 ngày. Máu kinh chảy không tiết kèm theo nhiều dịch và không có cục máu đông như máu kinh.
- Trễ kinh: Bạn nữ sẽ không hề ra máu cho tới ngày hành kinh đầu tiên. Khi xuất hiện kinh, lượng máu kinh có thể tăng dần và kéo dài từ 3 đến 7 ngày.
2. Buồn nôn và nôn mửa:
- Mang thai: Buồn nôn và nôn (thường được gọi là ốm nghén) là dấu hiệu phổ biến trong giai đoạn đầu mang thai, thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc khi nghe mùi thức ăn.
- Trễ kinh: Thường không có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn mửa.
3. Đau ngực:
- Mang thai: Tình trạng đau nhức âm ỉ khi mang thai thường đi liền với cảm giác ngực nặng hơn. Bạn sẽ trở nên nhạy cảm và dễ đau mỗi khi sờ vào.
- Trễ kinh: Ngực có thể đau nhưng không quá nhạy cảm như khi mang thai.
4. Tăng cân và mệt mỏi:
- Mang thai: Cảm giác mệt mỏi xuất hiện sớm do sự gia tăng hormone progesterone, cơ thể tích nước và có thể tăng cân nhẹ.
- Trễ kinh: Cảm giác mệt mỏi có thể do căng thẳng hoặc thay đổi nội tiết tố, nhưng không kèm theo tăng cân đáng kể.
5. Thèm ăn:
- Mang thai: Ở phụ nữ nếu có bầu, họ sẽ thèm ăn một số món nhưng lại bị buồn nôn, thậm chí có thể sợ hãi với món ăn đó. Tình trạng này có thể xảy ra trong vài tuần đầu hoặc suốt cả thai kỳ.
- Trễ kinh: Trước ngày “hành kinh”, nhiều bạn nữ bỗng nhiên có cảm giác thèm ăn đồ ngọt, đồ uống có gas,… Tuy nhiên, những cơn thèm này chỉ xuất hiện trong vòng vài ngày rồi biến mất.
6. Dịch âm đạo:
- Mang thai: Dịch âm đạo có thể thay đổi về màu sắc và độ đặc, thường trở nên đặc hơn.
- Trễ kinh: Dịch âm đạo ít thay đổi hơn, thường không có sự khác biệt rõ ràng.
>> Kinh nguyệt không đều: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả.
Những triệu chứng chỉ có ở mang thai
Các dấu hiệu của những ngày đầu trễ kinh và mang thai rất dễ khiến các chị em nhầm lẫn. Bạn có thể nhận biết các triệu chứng chỉ có ở mang thai như:
- Xuất huyết do phôi làm tổ, lượng máu rất ít, thời gian ra máu chỉ từ 2 – 3 ngày, màu nâu đỏ, hồng hoặc thẫm kèm theo dịch nhầy.
- Tâm trạng, cảm xúc thay đổi đột ngột, người mệt mỏi, dễ buồn ngủ, thời gian ngủ trong ngày sẽ nhiều hơn bình thường.
- Đi tiểu nhiều hơn trong ngày, có thể xuất hiện táo bón.
- Buồn nôn, nôn khi ngửi thấy khó chịu nhất là vào lúc sáng sớm, mới ngủ dậy.
- Xuất hiện tình trạng đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim. Thường từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 10 của thai kỳ.
- Nội tiết tố thay đổi dễ nhận biết nhất ở làn da như da ửng hồng, nổi mụn, bóng dầu,…
- Âm đạo, đầu vú sẽ có hiện tượng màu sắc thay đổi sậm hơn.
>> Các mốc siêu âm thai quan trọng.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Nếu bạn nghi ngờ mình có thể mang thai hoặc lo lắng về việc trễ kinh, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn nên gặp bác sĩ:
- Trễ kinh từ 7 ngày đến 2 tuần: Nếu bạn bị trễ kinh sau khoảng thời gian này nhưng thử thai vẫn 1 vạch thì nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân trễ kinh.
- Cảm giác đau đớn hoặc bất thường: Nếu bạn gặp phải những cơn đau bụng dưới dữ dội hoặc có triệu chứng bất thường như chảy máu âm đạo bất thường, hãy đi khám ngay.
- Nghi ngờ mang thai: Nếu có các triệu chứng mang thai như buồn nôn, đau ngực và mệt mỏi, hãy thử que thử thai hoặc đi khám bác sĩ để xác nhận.
- Thay đổi cân nặng đột ngột: Nếu bạn bị giảm hoặc tăng cân đột ngột không rõ nguyên nhân, hãy gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe tổng quát.
>> Cách phá thai an toàn, không đau, ít tốn chi phí.
Hy vọng thông qua bài viết trên, chị em có thể hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa trễ kinh và mang thai để không phải lo lắng sợ mang thai ngoài ý muốn hay đang trông ngóng có thai nhưng bị hụt hẫng vì đó chỉ là hiện tượng trễ kinh thông thường.
Mọi thắc mắc liên quan đến sức khỏe sản – phụ khoa, chị em có thể liên hệ đến hotline 0966.332.352 để được tư vấn miễn phí.
Địa chỉ phòng khám đa khoa Gia Phước – phòng khám sản phụ khoa uy tín: 57 Hùng Vương, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.