Có bầu truyền nước biển được không? Truyền nước biển có ảnh hưởng thai nhi không?

Có bầu truyền nước biển được không?

Truyền nước, truyền dịch là lựa chọn của rất nhiều bệnh nhân đang bị suy nhược cơ thể, không ăn uống được hoặc muốn nhanh phục hồi sau phẫu thuật. Truyền dịch có tác dụng bổ sung nước, các chất điện giải hoặc bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Vậy có bầu truyền nước biển được không? Cùng tham khảo những thông tin liên quan đến việc truyền nước biển cho mẹ bầu qua bài viết bên dưới.

>> Nơi nào truyền nước biển tại Cần Thơ?

Truyền nước, truyền dịch là gì? Những kiến thức cần biết

Trước khi giải đáp thắc mắc của đa số mẹ bầu là có bầu truyền nước biển được không? Hãy cùng tìm hiểu một số thông tin quan trọng liên quan đến truyền nước biển, truyền đạm (gọi chung là truyền dịch).

Truyền nước (truyền dịch) là đưa các chất dinh dưỡng truyền qua tĩnh mạch vào cơ thể nhằm bổ sung nước, các chất điện giải và dinh dưỡng cần thiết vào cơ thể người nhằm mục đích tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh: tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao… giúp giảm mệt mỏi cho người bị suy nhược cơ thể, một số loại dịch truyền còn hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, có đến hơn 20 loại dịch truyền, chia thành 4 nhóm sau đây:

  • Nhóm 1: Dịch truyền cung cấp dinh dưỡng như axit amin, vitamin, khoáng chất… cho cơ thể, được dùng cho các bệnh nhân bị mất khả năng ăn uống hoặc sau phẫu thuật. 
  • Nhóm 2: Dịch truyền cung cấp nước và các chất điện giải cho cơ thể. Nhóm dịch truyền 2 được sử dụng cho bệnh nhân bị mất nước do tiêu chảy, ngộ độc, sốt, ói, mửa… 
  • Nhóm 3: Dịch truyền đặc biệt dùng trong trường hợp bệnh nhân cần bổ sung albumin, bị thiếu máu hoặc dịch tuần hoàn trong cơ thể. 
  • Nhóm 4: Dung dịch trung hòa kiềm toan, sử dụng với đối tượng bị thừa toan hoặc thừa kiềm.

Việc sử dụng dịch truyền nào trong trường hợp nào cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân không được tự ý truyền dịch tại nhà để tránh trường hợp sốc phản vệ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Đối tượng cần truyền nước biển
Đối tượng cần truyền nước biển

>> Dịch vụ truyền dịch bổ sung dinh dưỡng ở Cần Thơ nơi nào tốt?

Đối tượng cần truyền nước, truyền dịch là gì?

Để biết được có bầu truyền nước biển được không chúng ta hãy cùng nghiên cứu kỹ các đối tượng được chỉ định truyền dịch sau đây:

  • Trường hợp bị mất nước do tiêu chảy, sốt cao, sau phẫu thuật hoặc mất máu. 
  • Đối tượng bị thiếu hụt muối hoặc đường gây ra mệt mỏi, tụt huyết áp. 
  • Đối tượng bị ngộ độc.
  • Bệnh nhân cần đưa thuốc vào máu.
  • Đối tượng bị mất khả năng ăn uống. 

Trong quá trình truyền dịch phải có nhân viên y tế theo dõi. Đồng thời, nếu bạn thuộc nhóm các đối tượng bị bệnh nặng như phù phổi, suy tim, tăng huyết áp thì không được truyền dịch. 

>> Dịch vụ truyền đạm ở Cần Thơ: Lựa chọn uy tín cho sức khỏe của bạn.

Có bầu truyền nước biển được không?

Trong thời kỳ thai nghén, bà bầu thường dễ bị mất sức, mệt mỏi, vậy có bầu truyền nước biển được không? 

Câu trả lời là hoàn toàn CÓ THỂ vì truyền nước không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của thai nhi. Theo bác sĩ, trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén nặng có thể truyền nước và đạm để tăng thể lực cho cơ thể và chống mất nước.

Có bầu truyền nước biển được không?
Có bầu truyền nước biển được không?

Nhưng nếu tình trạng ốm nghén chỉ ở mức độ nhẹ hoặc vừa thì chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi mà không cần truyền nước. Trường hợp mẹ bầu bị sốt, cảm lạnh, tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp thì không được truyền nước. 

Do đó, trước khi truyền nước biển, mẹ bầu cần khai rõ tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh để bác sĩ có chỉ định phù hợp nhất, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

>> Truyền nước biển có tác dụng gì? Truyền nước biển có mập không?

Những lưu ý cần thiết cho mẹ bầu khi truyền nước biển

Lưu ý cần thiết cho mẹ bầu khi truyền nước biển
Lưu ý cần thiết cho mẹ bầu khi truyền nước biển

Những lưu ý, thận trọng mà các mẹ bầu cần nhớ khi truyền nước là:

  • Không phải khi nào thấy mệt mỏi, mất ngủ cũng cần truyền nước. Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu bị ốm nghén nặng, cơ thể suy nhược kéo dài để được kiểm tra và có chỉ định điều trị phù hợp.
  • Không tự ý đi truyền nước tại các phòng khám không uy tín hoặc tự mua dịch truyền về truyền tại nhà.
  • Đảm bảo dây truyền không bị gấp khúc, xoắn trong quá trình truyền. Sát trùng vùng da tiếp xúc với kim truyền.
  • Quan sát dịch truyền, nếu phát hiện thấy tình trạng vón cục, đổi màu thì phải báo cho nhân viên y tế.

Có bầu nên truyền nước biển ở đâu tại Cần Thơ?

Nếu mẹ bầu đang tìm địa chỉ uy tín để truyền nước biển tại Cần Thơ, có thể đến phòng khám đa khoa Gia Phước ở địa chỉ 57 Hùng Vương, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Truyền nước biển cho mẹ bầu ở phòng khám đa khoa Gia Phước
Truyền nước biển cho mẹ bầu ở phòng khám đa khoa Gia Phước

Phòng khám đa khoa Gia Phước chuyên sản – phụ khoa, có điều trị các bệnh lý phụ khoa và thực hiện truyền dịch, truyền nước biển cho mẹ bầu tại Cần Thơ. Phòng khám đã hoạt động gần 10 năm qua với:

  • Đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm.
  • Phòng khám sạch sẽ, nhân viên nhiệt tình, phục vụ tận tâm.
  • Thực hiện nhanh chóng, bệnh nhân không mất thời gian chờ đợi quá lâu.
  • Chi phí hợp lý (phí khám bệnh 100.000 đồng, phí truyền dịch chỉ từ 200.000 đồng tùy loại dịch truyền).

Hotline tư vấn miễn phí và hỗ trợ đặt hẹn: 0966.332.352

Thời gian làm việc linh hoạt: từ 7h30 sáng đến 8h tối tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến chủ nhật (KHÔNG NGHỈ TRƯA).

Câu hỏi thường gặp

1. Truyền nước biển có gây ra tác dụng phụ nào không?

Sau khi tiêm truyền, một số phản ứng tại chỗ có thể xảy ra tại vị trí truyền nước như sưng, phù nề, đau do lệch vein. Ngoài ra, các tác dụng phụ có khả năng gặp phải gồm dị ứng, rối loạn điện giải, phù toàn thân, suy tim… Báo ngay với bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường trên cơ thể.

2. Truyền dịch có lâu không?

Thời gian truyền dịch rất nhanh, chỉ từ 30 phút – 1 tiếng tùy loại dịch truyền mà bạn lựa chọn.

3. Truyền đạm có giúp tăng cân không?

Truyền đạm giúp cung cấp dinh dưỡng và có thể giúp cải thiện cân nặng ở những người suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc tăng cân còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày.

4. Truyền đạm, truyền nước biển giống hay khác nhau?

Thực tế, truyền đạm, truyền nước biển hay truyền dinh dưỡng đều là tên gọi của việc truyền dịch vào cơ thể theo đường tĩnh mạch. Tuy nhiên, việc truyền loại dịch nào còn phụ thuộc vào nhu cầu sức khỏe của từng người và được bác sĩ thăm khám rồi mới chỉ định truyền dịch phù hợp. Bệnh nhân không được tự ý mua dịch truyền tại nhà mà không có sự theo dõi của nhân viên y tế.

LogoMọi thắc mắc liên quan đến bệnh bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng: 0966332352 hoặc nhấn vào hình tư vấn trực tuyến  để nhận được sự hỗ trợ tư vấn tốt từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm!GIF_20240927_142212_280

Địa chỉ: 57 Hùng Vương, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Tư vấn – Đặt hẹn: 0966332352 (Có: Zalo)
Email: info@dakhoagiaphuoc.vn
Phản ánh thái độ phục vụ: 02923813868
Thời gian làm việc: 7h30 đến 20h00 (kể cả thứ 7, chủ nhật & ngày lễ)

Lưu ý: Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào cơ địa của mỗi bệnh nhân. Vì thế, bệnh nhân cần đến cơ sở chuyên khoa thăm khám trực tiếp để được bác sĩ hướng dẫn. Không nên tự ý mua thuốc về uống tại nhà.

Chia sẻ:

Bài viết liên quan

Liên Lạc

Kể từ khi thành lập đến nay, Phòng Khám Đa Khoa Gia Phước đã xây dựng được lòng tin đối với đông đảo bệnh nhân đến khám và hỗ trợ chữa trị bệnh tại đây. Chúng tôi hi vọng góp một phần sức lực nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển y học của Việt Nam nói chung và khu vực đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng.

Điện thoại

Địa chỉ

57 Hùng Vương, P. Thới Bình, Q. Ninh Kiều, Tp Cần Thơ.

Email

INFO@DAKHOA

GIAPHUOC.VN

giờ làm việc

Từ 7 giờ 30 đến 20 giờ, tất cả các ngày trong tuần (kể cả ngày lễ).